SẢN PHẨM

Tiêu chuẩn VietFarm áp dụng cho 3 nhóm ngành hàng:

  • Nhóm cây công nghiệp
  • Nhóm cây quả
  • Nhóm rau, củ, quả

Không chỉ đem lại những lợi ích thiết thực cho các hộ sản xuất, VietFarm còn đem lại những lợi ích cho người tiêu dùng và thúc đẩy, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm của VietFarm:

  1. Người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm được dán nhãn VietFarm có thể tin tưởng vể chất lượng sản phẩm, sạch và có ý nghĩa bảo vệ môi trường, mang ý nghĩa nhân văn.
  2. Tiêu chuẩn VietFarm góp phần thay đổi thói quen người tiêu dùng theo hướng tiêu dùng chủ động và thông thái.
  3. Thêm vào đó, người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của VietFarm chính là góp phần chung tay xây dựng niềm tự hào nông sản Việt.

Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại cà phê chính: Arabica và Robusta

Cà phê Robusta:

Độ cao sinh trưởng của cây cà phê Robusta chỉ trong tầm 0 – 800m, nên tương đối dễ trồng trọt. Nhưng nó yêu cầu lương mưa khá lớn 2200 – 3000mm, vì vậy cà phê Robusta chịu hạn rất kém. Ở Việt Nam, gần 90% diện tích cà phê được trồng là cà phê Robusta và Việt Nam là nước xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới.

Nằm trong vùng gió mùa Đông Nam Á, cây chè tại Việt Nam có đầy đủ điều kiện thuật lợi để phát triển và trở thành cái nôi của việc trồng trà.

Ở Việt Nam, ca cao được du nhập và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi với diện tích khoảng hơn 11.600 ha, tập trung chủ yếu 15 tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Tây Nguyên vẫn được đánh giá là có điều kiện lý tưởng nhất cho phát triển cây ca cao. Ngoài ra, các vùng như Đak Lak, Bến Tre, Buôn Ma Thuột cũng rất nổi tiếng với việc trồng ca cao.

Điều được trồng khắp nơi trên cả nước nhưng cho sản lượng nhất là các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Hạt điều được trồng từ Quảng Trị trở vào các tỉnh phía Nam có thể chia ra thành ba vùng trồng điều chính với điều kiên sinh thái và sản lượng sản xuất tương đối khác nhau

Ở Việt Nam, khu vực được cho là thích hợp để có thể trồng hạt mắc ca giàu dinh dưỡng chính là vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ và vùng Bắc Bộ. Ngoài ra, hạt mắc ca còn được trồng nhiều ở các vùng như Gia Lai, Đắc Nông, Lâm Đồng.

Với khí hậu đặc trưng của Việt Nam, Việt Nam là quốc gia có hàng nghìn loại trái cây thơm ngon và bổ dưỡng, mang đặc trưng của từng vùng miền, từng mùa trong năm. Có thể kể đến những loại trái cây như xoài, vải, mận, chuối, nhãn, hồng,măng cụt, sầu riêng, mít, vú sữa, thanh long, bưởi, hồng xiêm…  là những " đặc sản" của Việt Nam.

Với hệ sinh thái phong phú, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về việc nuôi dưỡng và phát triển các cây thảo mộc, dược liệu và thuốc quý, đem lại giá trị kinh tế cao.

Theo thống kê, cả nước có khoảng 6000 loài thảo dược, có thể phục vụ chữa nhiều bệnh khác nhau. Việt Nam có 8 vùng dược liệu trọng điểm lần lượt là: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Việt Nam vô cùng nổi tiếng với các loại cây gia vị, vừa phục vụ cho đời sống hàng ngày của người Việt, vừa đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng cao. Các loại cây gia vị có thể kể đến như tỏi, hồi, quế, tiêu, hành, nghệ,…

NƯỚC ÉP VÀ MỨT

Việt Nam nổi tiếng với các món mứt hoa quả với hương vị đặc trưng. Nhắc đến mứt, ta không thể không nhớ đến…

Vietfarm- Tự hào nông sản Việt

© 2018 - Vietfarm.Org.vn

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng